BEATBOXING ... MỘT LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬTBeatboxing thuộc về Urban Vocal Percussion (đại khái là nghệ thuật sử dụng miệng, giọng để mô phỏng âm thanh của bộ gõ).Từ Vocal Percussion được sử dụng nhiều trong A-capella và Rockapella (thực ra thì tớ cũng chả biết rockapella là gì để mà nói với các bạn, để biết về nó, xin mời bạn vào đây ).
Từ Beatboxing, hay humanbeatbox là khả năng tạo trống, các hiệu ứng âm thanh, scratch … bằng miệng, (đôi khi còn bằng 1 số bộ phận cơ thể khác, có lẽ vì thế nên nó dc gọi 1 cách đầy đủ là human beatbox ) và thường được sử dụng trong hip-hop. Ko chỉ bắt chước âm thanh của dàn trống, các beatboxer (người chơi beatbox) còn bắt chước các âm thanh do DJ tạo ra bằng máy. Từ beatbox bắt ngụồn từ chữ Drum Machine (đại khái là máy tạo ra tiếng trống, Bạn sẽ được biết rõ hơn về từ beatbox và DrumMachine trong bài viết sau).
Multivocalism là khả năng tạo, bắt chước tiếng các âm thanh, kết hợp thành 1chuỗi các động tác liên kết với nhau... nói chung là mọi thứ liên quan đến phát âm, từ này và Vocal Percussion, Beatbox đều có đặc điểm giống nhau là dùng miệng, giọng để bắt chước và mô phỏng âm thanh, nên ta có thể coi chúng như nhau. (Việt Nam có nghệ nhân dùng mũi làm tiếng đàn bầu, hoặc kiểu ông MK kéo nhị bằng mồm… cũng lôi tuốt vào beatbox dc nhể, hehehe)
Khái quát về lịch sử
Beatboxing có lịch sử lâu đời, hơn cả hip-hop vì nó có tiền thân là Vocal Percussion, được sử dụng trong các nhóm A-capella, Blue, Jazz và sau này thì nó phổ biến trong văn hoá hiphop với cái tên beatbox như hiện nay. Nó được coi là The 5th Element (yếu tố thứ 5) của hiphop. Nhưng có 1 khoảng thời jan nó dường như bị quên lãng (đừng hỏi em tại sao vì em cũng chả biết tại sao đâu mà hỏi).
Sau này, với những cái tên đã trở thanh huyền thoại như Buffy, Biz Markie, Dough E. Fresh... beatbox đã hồi sinh, nhưng cũng chỉ là nhen nhóm thôi. Đó là những năm 80.
Sau đó Beatbox thực sự trở lại và trở thành 1 hiện tượng sau show If Your Mother Only Knew của Rahzel mà bạn đã đọc ở bài trước (đáng lẽ ra bài ý viết sau cái này nhưng hôm ý bí chả biết viết j`, cái này thì chưa soạn xong cho nên post lên trước, hehehe).
Ở Việt Nam, vẫn chỉ nhen nhóm 1 số người chơi beatbox (chủ yếu ở ngoài Hà Nội)chứ ko rầm rộ cho dù phong trào hiphop lúc trước rất lên, nhưng những người biết về beatbox rất ít. Mong rằng một ngày nào đó phong trào beatbox sẽ nở rộ nhưng ko tàn phai như là 1 trào lưu nhất thời !!!
Tên các loại trống trong beatbox
Một số tên được đặt theo tên thật của trống (như classic kick drum) hay theo tên của trống điện tử (như 808 kick) hoặc là theo cái cách mà beatboxer tạo ra tiếng trống (như Hollow snare, K snare). Nhưng tên của 3 âm cơ bản: kick drum, Snare Drum và Hi-hat thì đặt theo tên 3 phần cơ bản của dàn trống (drumkit).
đây là hình ảnh 1 bộ drumkit, với đầy đủ Bass, Snare, tom, cymbal, hihat...
Điều hoà hơi thởMột câu hỏi đạt ra là dường như các beatboxer đánh beatbox mà ko thấy họ thở ??
Câu trả lời là họ vừa hô hấp vừa beatbox cùng lúc, ta gọi đó là inward sound, hơn nữa, 1 số âm cũng dc tạo ra bằng inward soundz
Âm hay sử dụng inward nhất là snare, có nghĩa là vừa làm âm snare vừa hít vào.
Cách tạo âm inward snare sẽ nói trong phần tutorial.
Thường thì người ta sử dụng inward snare để điều hoà nhịp thở (tớ đã từng sai lầm khi ko sử dụng inward snare nên trước kia thường oánh dc vài chục giây là hết hơi hế hế)
Trong 1 đoạn beat sơ đẳng gồm Kick drum, Snare và hihat thì ta nên sắp xếp làm sao cho 1 âm là thở ra, 1 âm là hít vào thì sự hô hấp sẽ đều đặn mà ko cần phải ngắt quãng giữa chừng để nghỉ.
Làm sao để học tốt beatboxing
thường thì beatbox đến với mọi người rất tự nhiên, hầu như ko ai biết dc những âm vớ vẩn mình làm ra nó lại ra 1 trong những âm của beatboxing cả , một số người phát hiện ra điều đó và đam mê beatboxing hahahaha.
Nhưng điều tôi muốn nói đến khi học beatbox, đó là những điều sau đây:
Học qua các bài dạy
Học theo những bài tutorial trên các trang web (ở đây cũng có nhưng tớ sẽ post sau), điều đó sẽ giúp các bạn hiểu dc cơ bản về âm và cách tạo âm. Thường thì lúc đầu tập sẽ ko dc chuẩn như trong audio, đừng nản, hãy nghe và luyện tập. Và cũng đừng quá cố gắng khi thấy mình chưa làm dc âm đó. Dục tốc bất đạt, từ từ rồi sẽ thành công.!!!
Nghe, học tập và rút kinh nghiệm
Nghe tất cả những gì liên quan đến beatbox mà bạn có. Nhất là những audio và clip của pro. Nghe để cảm thấy thik thú và bạn sẽ có ý nghĩ “mình cũng sẽ làm đuợc vậy, và bạn sẽ học tập.
Một số người cho rằng mình giỏi, đấy là vì họ chưa biết pro là thế nào, vì vậy khi xem các clip của nước ngoài bạn sẽ thấy thua xa. Một vài beatboxer VN tôi rất phục. nhưng tôi ko phải thần tượng họ vì ở VN có thể họ giỏi nhất nhưng chưa chắc đã là giỏi ở nước ngoài. Nghe nhiều bạn sẽ nhận thấy ghi nhớ dc các âm chuẩn beatbox, điều này sẽ giúp bạn tạo dc âm chuẩn 1 cách tự nhiên hơn (mách nhỏ, ngoài việc nghe các beatboxer, hãy nghe những âm thật của trống, đây là kinh nghiệm của bản thân tôi). Và xem cách họ biểu diễn trên sân khấu sẽ giúp bạn học hỏi dc phần nào.
Việc học hỏi và rút kinh nghiệm khác xa với việc bắt chước như 1 con vẹt, hãy học hỏi những cái hay và tránh xa những cái dở, bắt chước cũng là 1 cách học nhưng đừng quá lạm dụng, nhất là những đoạn beatbox nổi tiếng ,hãy cố gắng tự thành lập cho mình 1 style riêng, điều đó sẽ giúp cho bạn trưởng thành hơn. Nhưng trước hết, tất cả thành công đều bắt đầu từ số 0. đừng nản chí, ban đầu có những người mới tập những âm cơ bản đã thấy nản vì thấy sao mình làm như oánh r…ắ…m (hehe), đừng ngại, điều này ai cũng mắc phải, hãy cố lên, có công mài sắt có ngày thành dao găm. Hehehe.
Tham gia trao đổi và học hỏi
Việc lên mạng, trao đổi và học hỏi cũng là 1 cách tốt cho các bạn khi tập beatboxing, các cụ bảo “học thày ko tày ko bạn”, làm quen, trao đổi và học hỏi từ chính những người bạn của mình, đừng có những thái độ như là ghen tị hay là khinh thường, nếu bạn chăm chỉ, bạn sẽ thành công. Hãy vào 1 số forum nước ngoài, nơi đó có những beatboxer giỏi có thể chỉ cho các bạn một cách tận tình, hoặc chat chit với những beatboxer, bạn cũng biết dc nhiều điều thú vị.
BEAT BOXER sơn